TIN MỚI:
Video clip
Loading the player...
Hỗ trợ trực tuyến
Xếp hạng Alexa
Quảng cáo Logo
Trang nhất/Bài viết hướng dẫn/Phần cứng máy tính
Chọn mua máy tính xách tay second hand
(Download CTIM) Gửi ngày 19 tháng 4 năm 2011 - 4931 lượt xem

Mua máy tính xách tay mới là điều ai cũng mong ước nhưng không phải ai cũng có tiền để làm việc này. Giải pháp thứ hai cũng rất đáng quan tâm, đó là mua laptop second hand. Tuy thế, không phải cứ có tiền là mua được một laptop đúng chất lượng.

Hình dáng ngoài

Trên thị trường hiện có 2 dòng máy bán với giá rẻ hơn so với sản phẩm gốc. Một là hàng đã sử dụng mà ta hay gọi là hàng second hand. Người sử dụng trước đó có thể là bất kì ai, ở Việt Nam hoặc nước ngoài, hàng xách tay đã dùng ở nước khác nhập về Việt Nam. Chất lượng của sản phẩm second hand có thể tốt hoặc xấu tùy thuộc vào người sử dụng trước đó có dùng laptop cẩn thận hay cẩu thả.

Dạng thứ hai là những laptop bị lỗi trong quá trình sản xuất, trong giai đoạn đi qua kiểm tra chất lượng thì không đạt và bị thải ra, hoặc những máy laptop đã đưa ra thị trường tiêu thị nhưng trong quá trình sử dụng của người dùng thì phát sinh lỗi và bị trả về công ty. Những laptop như thế này sẽ được xuất khẩu qua các nước thứ ba và bán với giá gốc để thu lại vốn. Dòng laptop này thường có chất lượng tương đương sản phẩm gốc trừ một chi tiết bị lỗi nào đó không sửa được (thường liên quan tới màn hình, vỏ ngoài). Để đồng nhất trong bài viết, dòng laptop này cũng gọi là second hand.
 
Khi đi mua laptop dùng rồi, bạn nên quan sát trước tiên ở bản lề của màn hình. Đây là bộ phận dễ hỏng nhất trong quá trình sử dụng và chắc chắn sẽ bị hỏng khi đã sử dụng lâu. Thay thế bản lề cho laptop mới thường không tốn nhiều tiền nhưng với những model hiếm thì thậm chí không có hàng để thay. Hãy kiểm tra xem bản lề có bị nứt, tróc, trồi, gãy, … gì không. Bạn nên từ chối lấy những laptop này hoặc chỉ lấy khi trừ đi một ít tiền.

Tiếp theo, hãy quan sát vỏ ngoài để tìm các vết nứt trên vỏ. Các vết xước thường không quan trọng nhưng vết nứt thường là dấu hiệu laptop đã bị quăng, quật thậm chí là rơi xuống nền cứng. Việc này gián tiếp tác động làm các cable, ổ đĩa và màn hình. Đừng mua bất kì laptop nào bị nứt. 

Chuột – bàn phím 

Hiện nay, ít ai dùng chuột trên laptop nhưng bạn cũng nên kiểm tra sơ qua chuột cảm ứng, nếu nó nhạy thì rất tốt, còn nếu không nhạy, bạn nên nói thẳng với chủ để yêu cầu giảm giá. Thường chuột cảm ứng không thể thay nên các dòng laptop bị lỗi từ khâu sản xuất sẽ bị tuồn ra để bán theo dạng hàng second hand. Nếu bạn tìm được dòng máy tính xách tay này thì nên mua vì chất lượng của nó thường tốt hơn các máy second hand khác.

Tương tự, bạn cũng nên kiểm tra bàn phím. Hãy mở một chương trình office lên, lần lượt nhấn từng phím một trên bàn phím để kiểm tra độ nhạy, nếu tất cả hiển thị tốt thì hãy lấy laptop ấy, bằng không thì bỏ qua vì laptop bàn phím hư sẽ là thảm họa khi sử dụng. Một phím hư sẽ khiến bạn nổi điên trong quá trình sử dụng về sau này. 

Phần cứng 

Về phần cứng, bạn hãy sử dụng công cụ kiểm tra của một hãng thứ ba để tránh các vụ gài bẫy mua laptop tràn lan ngoài thị trường. Công cụ tốt nhất hiện nay là SIW http://tinyurl.com/ytne47. Sau khi cài đặt, bạn mở chương trình lên, chờ một lát để nó kiểm tra các thông số phần cứng của máy tính. Sau đó, bạn tìm đến các mục sau rồi ghi lại thông tin của các phần cứng: 

- Mục Hardware > Motherboard: ghi lại các thông tin về số Serial Number, CPU 

- Mục Hardware > BIOS: ghi lại thông tin BIOS Verion và Firmware Version. 

- Mục Hardware > Memory: ghi lại thông tin trong Capacity của từng Vevice Locator một. Tính tổng chúng lại để xác định dung lượng RAM thực trong máy tính 

- Mục Hardware > Storage Devices: ghi lại thông tin của Manufacturer, Model, Size trong Disk 0 của ổ cứng. Ghi lại thông tin Manufacturer, Model trong DVD 0 hoặc CD 0 của đầu đọc. Ngoài ra, để biết đầu đọc có thể đọc được những dạng đĩa nào, có thể ghi đĩa không – hãy xem trong mục Capabilities. 

- Mục Hardware > Battery: ghi lại thông tin trong Manufacture. 

Kiểm tra kết nối 

Bạn nên mang theo một USB, một đĩa CD, một điện thoại có wifi, bluetooth khi đi kiểm tra máy tính. Gắn USB vào các cổng để kiểm tra xem nó hoạt động tốt không. Cho đĩa vào đầu đọc để xem có trục trặc gì xảy ra – hãy từ chối lấy máy tính đầu đọc kêu như máy băng hoặc không đọc được. Bạn sẽ gặp khó khăn khi cài Windows nếu máy tính hư đầu đọc đĩa. Thử kết nối wifi, bluetooth với điện thoại để xem có được không. Đừng lấy máy tính không thể kết nối Wifi.

Sau khi mọi thứ đã ổn, bạn lên mạng bằng máy tính đó, vào website của nhà sản xuất và kiểm tra lại các thông tin phần cứng liên quan đến Motherboard (Serial Number, CPU), BIOS (BIOS Verion và Firmware Version), Memory (tổng dung lượng RAM), Storage Devices (thông tin nhà sản xuất Manufacturer, phiên bản Model, dung lượng Size, khả năng đọc – ghi đĩa của ổ cứng và ổ đĩa), Battery (thông tin hãng sản xuất) Manufacture. Nếu nó giống như sản phẩm do nhà sản xuất công bố thì bạn an tâm mua sản phẩm này. Còn ngược lại thì nghĩa là nơi bán đã tráo đồ, hãy rời bỏ cửa hàng ấy ngay lập tức vì họ không đáng tin để mua những sản phẩm khác. 

Yêu cầu tối thiếu 

Công nghệ máy tính laptop đã tiến rất xa, bạn đừng ham rẻ mà bỏ tiền mua những chiếc máy tính quá cũ. Những dòng laptop second hand dùng được hiện giờ nên có bộ vi xử lí từ Pentium Celeron, Pentium Celeron M, Pentium Centrino M hoặc Pentium M trở lên. Tuy thế, giá của máy tính dùng Pentium Celeron, Pentium Celeron M, Pentium Centrino M hoặc Pentium M sẽ rẻ hơn các dòng Pentium cao cấp hơn từ 2 triệu trở lên. Ổ cứng nên từ 32 GB trở lên hoặc tốt hơn nữa là 64 GB hay 120 GB. Điều cuối cùng, tiền nào – của nấy, bạn không nên “ôm” những laptop dưới 5,5 triệu vì đó là những sản phẩm mà sau khi mua, bạn sẽ ước mình đừng mua còn hơn. Nếu mua những máy tính dưới 5,5 triệu, lời khuyên của tác giả là, bạn nên mua máy để bàn còn tốt hơn 10 lần so với việc bỏ số tiền ấy mua laptop.

Tác giả: Theo Tạp Chí Điện Tử Tin Học
Tags: chọn mua laptop second hand

GỬI BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT
CAPTCHA: * Khác

Các bài mới nhất:

Các bài mới trong cùng danh mục:

 
Trở về đầu trang
Từ khóa: Mục tin:
  Kiểu gõ phím: Tắt Telex VNI VIQR
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá Download CTIM như thế nào?

Nội dung hay và bổ ích
Nội dung khá tốt
Nội dung bình thường
Nội dung không hay
Khác
Quảng cáo Logo