Nếu bạn vừa mới trải qua một vụ tấn công của malware, bạn sẽ biết được tính chất nguy hiểm của nó như thế nào. Xóa bỏ sự lây lan của mã độc do malware lây nhiễm trên máy tính của bạn càng nhanh càng tốt sẽ ngăn chặn malware có thêm bất kì một hành động phá hoại nào hoặc lây nhiễm tới máy tính khác.
Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra dấu hiệu của sự lây nhiễm malware.
1: Phần mềm
Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất. Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng chống malware trên thị trường và lựa chọn chúng cũng chủ quan giống như khi bạn chọn phần mềm diệt virus. Bạn có thể chọn các công cụ như Malwarebytes hoặc Spybot Search and Destroy. Ngoài ra, cũng có một số phần mềm diệt virus có khả năng quét cả virus và malware (ví như Ashampoo Magical Security 2).
Một trong những vấn đề bạn có thể phải đối mặt với các công cụ chống malware là nó thiếu khả năng quét tại thời điểm thực. Vì lý do này, bạn sẽ phải chắc chắn rằng người dùng cuối của mình thực hiện quét thường xuyên để có thể dò tìm ra các lây nhiễm. Khi người dùng sao nhãng việc quét máy tính, không chỉ malware có thể gây rắc rối, rất nhiều loại malware khác cũng sẽ có cơ hội lây lan trên máy tính của bạn.
2: Máy tính chậm
Malware có tiếng trong việc khiến máy tính chạy chậm, ảnh hưởng tới kết nối mạng hoặc tốc độ của các ứng dụng được dùng. Tất nhiên, chỉ một lý do chậm không có nghĩa rằng máy tính của bạn bị malware quấy nhiễu. Do có rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến máy tính của bạn chạy chậm, bạn nên thực hiện một số bước giúp “điều trị” căn bệnh chạy chậm của máy tính (ví như chạy chống phân mảnh ổ đĩa, thêm RAM,…). Nếu máy tính vẫn chạy chậm sau khi bạn thực hiện những bước cần thiết trên, có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm malware.
3: Pop-ups
Một nguyên nhân “tiềm năng” có thể là dấu hiệu của malware là cửa sổ Pop-up. Những cửa sổ Pop-up không mong muốn (đặc biệt là những cửa sổ hiển thị khi một trình duyệt không được mở) chắc chắn là dấu hiệu của lây nhiễm malware. Vấn đề nằm ở chỗ chúng không thể thường xuyên loại bỏ ở chế độ chuẩn. Trong những trường hợp như vậy, máy tính cần khởi động ở chế độ Safe Mode. Với hầu hết các loại malware, bạn đều cần tới sự trợ giúp của một phần mềm diệt malware mạnh mẽ giúp loại bỏ hoàn toàn chúng.
4: Thay đổi trang chủ hoặc đường link Google
Nếu trang chủ chính của một trình duyệt thay đổi mà không có sự tác động của người dùng, rất có khả năng có sự tác động của malware. Điều tương tự cũng đúng khi bạn tìm kiếm một vấn đề trên Google, kích vào một đường link do Google cung cấp nhưng lại bị dẫn tới một đường link ngẫu nhiên nào đó. Nếu bạn thấy những việc này xảy ra, có nghĩa là bạn đã “dính” malware hoặc lây nhiễm virus.
5: Trình duyệt ngoại tuyến
Nếu bạn không thể truy cập Internet bằng trình duyệt của mình mặc dù biết được kết nối mạng vẫn hoạt động (kiểm tra bằng cách Ping tới một địa chỉ là cách dễ dàng nhất để biết được điều này), có thể bạn đã “dính” lây nhiễm malware. Để có thể chắc chắn hơn vấn đề này, hãy vào cài đặt kết nối mạng của trình duyệt để chắc chắn rằng bạn không đặt một Proxy nào (mà không cần tới hỗ trợ của phòng IT của công ty). Sau khi kiểm tra và biết được bạn không sử dụng một Proxy nào, có nghĩa rằng bạn đã bị lây nhiễm malware.
Như vậy là chúng tôi đã cung cấp cho bạn 5 thủ thuật giúp phát hiện xem có dấu hiệu của malware trên chiếc máy tính thân yêu của mình hay không. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn khuyến cáo người dùng nên có một phần mềm diệt malware và diệt virus mạnh mẽ, hiệu quả. Chúng sẽ giúp bạn rất nhiều mỗi khi xuất hiện những loại mã độc này trên máy tính của bạn, khiến bạn có cảm giác trải nghiệm sử dụng máy an toàn hơn.
|